Các loại gỗ công nghiệp

Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp

Cuộc sống chúng ta ngày càng phát triển, với tình hình gỗ tự nhiên và tỉ lệ tăng dân số hiện nay đang trong đà tăng trưởng tỉ lệ nghịch với nhau thì nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên hoàn toàn không thể đáp ứng đủ cho người dùng về số lượng cũng như giá cả. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu người sử dụng nên gỗ công nghiệp ra đời bên cạnh hệ thống công nghệ máy móc tối tân nhất với nhiều loại và kiểu dáng khác nhau. Xét về gỗ công nghiệp hiện nay có rất nhiều loại với những đặc tính – độ bền – giá thành sản xuất khác nhau,…đảm bảo được các điều kiện ưu việt mà người tiêu dùng đang hướng đến:

Gỗ công nghiệp được chia ra thành nhiều loại khác nhau, và đối với khách hàng, nếu không chú ý, thì khó mà phân biệt các loại gỗ công nghiệp bởi chúng được sử dụng trong những mục đích và hoàn cảnh khác nhau. Công ty BBFURNITURE xin giải thích cụ thể hơn về những chất liệu làm nên nội thất này cho các bạn nắm rõ để có sự lựa chọn đúng đắn trong việc trang trí nhà cửa.

1. MDF

- MDF là viết tắt của từ "medium density fiberboard", về cấu tạo cơ bản của loại gỗ MDF là các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó đưa vào máy nghiền nát, xay mịn thành bột gỗ. Sau đó là đến quy trình tạo khối gỗ. Bột gỗ được tẩm keo, phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn - sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

- MDF có 2 loại:

MDF thường: có màu vàng, không có khả năng chống ẩm.

MDF chống ẩm (MDF lõi xanh): có màu xanh là loại dung dịch tẩm vào gỗ giúp cho gỗ có khả năng chống ẩm cao. MDF chống ẩm nặng hơn MDF thường.

- Kích thước ván: 1200x2400mm, dày 9 - 12 – 15 – 18 mm

- Ứng dụng: MDF có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất nhà ở chung cư, nhà phố, biệt thự, văn phòng mà công ty BBFURNITURE đang hướng tới. Trong đó, MDF chống ẩm được ứng dụng tối ưu hơn cho các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với nước như tủ bếp, tủ toilet, bàn café, …để đảm bảo độ bền cao.

- Ưu điểm:

+ Độ bám sơn ,vecni cao

+ Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc,

+ Dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, cần uyển chuyển đa dạng phong phú.

+ Dễ gia công.

+ Cách âm, cách nhiệt tốt.

+ Không bị cong vênh.

- Khuyết điểm:

+ Màu sơn dễ bị trầy xước

+ Chịu nước kém

MDF được sơn màu đơn sắc đa dạng

MDF verneer màu tự nhiên có vân gỗ

Tủ áo chất liệu MDF được sơn trắng

Tủ áo có khung là MDF verneer sồi và cánh MDF sơn trắng

Tủ bếp là MDF lõi xanh chống ẩm.

2. MFC/OKAL

- Okal hay còn gọi là Ván dăm (PB) là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Cốt Ván dăm chủ yếu được phủ nhựa Melamine (MFC - MELAMINE FACED CHIPBOARD)

- MFC có 2 loại

+ MFC thường: ván dăm thông thường, có lõi màu vàng.

+ MFC chống ẩm: MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.

- Ứng dụng: MDF có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất nhà ở chung cư, nhà phố, biệt thự, văn phòng mà công ty BBFURNITURE đang hướng tới. Hiện 80% đồ gỗ nội thất dùng ván MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng phong phú, đa dạng và hiện đại.

- Ưu điểm:

+ Có nhiều màu, đa dạng về màu sắc,

+ Dễ gia công.

+ Cách âm, cách nhiệt tốt.

+ Khó bị trầy xước

+ Không bị cong vênh.

- Khuyết điểm:

+ Bề mặt ngoài cố định theo tông màu có sẵn.

+ Chịu nước kém

Lõi MFC chống ẩm

Lõi MDF thường phủ melamine

Sản phẩm giường + tab chất liệu MFC

3. HDF

HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard. Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối được sây mịn thành bột, sau đó được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

- Kích thước ván: 1200x2400mm, dày 9 - 12 – 15 – 18 mm

- Ứng dụng: HDF có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất nhà ở chung cư, nhà phố, biệt thự, văn phòng mà công ty BBFURNITURE đang hướng tới. Chất liệu với công nghệ tẩm sấy tiên tiến đảm bảo độ chống ẩm cao nên chi phí cao, thường được sử dụng trong các công trình cao cấp.

- Ưu điểm:

+ Độ bám sơn ,vecni cao

+ Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.

+ Dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, cần uyển chuyển đa dạng phong phú.

+ Dễ gia công.

+ Cách âm, cách nhiệt tốt.

+ Không bị cong vênh.

+ Độ cứng cao.

+ Chống ẩm tốt

- Khuyết điểm:

+ Màu sơn dễ bị trầy xước

Tủ bếp sử dụng chất liệu HDF sơn trắng bóng.

Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường (không phải tàn phá những cánh rừng để lấy gỗ) và giá thành hợp lý. Bên cạnh đó việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất gỗ công nghiệp đã đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng, tính thẩm mỹ cho các sản phẩm. Đặc biệt gỗ công nghiệp hiện nay không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

 

 

Góp ý

    Chưa có góp ý nào cho bài đăng này

Để lại góp ý của bạn